Bà bầu cần biết. Được tạo bởi Blogger.
RSS

Có phải ăn trứng đà điểu sẽ đẻ con thông minh không?

Không nói quá nhưng bé Nấm nhà mình dù mới 2 tuổi nhưng đã biết rất nhiều thứ rồi nhé. Con đã có thể nói chuyện với mọi người như người lớn, có thể tự ăn uống và đặc biệt là khả năng ghi nhớ của con rất tốt. Nấm đã biết đếm từ 1 đến 100 và ghi nhớ hầu hết lời những bài hát của chị Xuân Mai. Không chỉ thông minh, Nấm còn rất cứng cáp, chững chạc các mẹ ạ. Hồi mới sinh, ai đến thăm bé cũng bảo con cứng cáp như bé 3-4 tháng tuổi. Chỉ 3,5 tháng con đã biết lẫy và vừa tròn 9 tháng tuổi con cất những bước đi đầu tiên.


Mỗi ngày ngắm Nấm  lớn lên khỏe mạnh, thông minh, mình cảm thấy hài lòng với những nỗ lực cố gắng chăm sóc, dạy bảo con nhất là từ khi còn trong bụng mẹ. Ngay từ hồi mới lên kế hoạch mang  bầu, bà ngoại Nấm luôn nhắc nhở mình phải đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống. Bà bảo thai nhi có lớn khỏe và được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thì sau này ra đời mới dễ chăm và chóng lớn. Chính vì vậy mà biết tin mình có bầu, mẹ đã bắt hai vợ chồng chuyển về nhà bà ở để mẹ tiện chăm sóc. Mình là con gái độc nhất trong nhà nên mọi sự ưu ái, yêu thương mẹ dành cho mình hết, vậy nên việc mẹ chăm sóc mình rất cẩn thận khi mang bầu cũng là điều dễ hiểu.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Có phải ăn trứng vịt lộn đẻ con chân dài không?

Khi mang thai, bạn thường được bác sĩ cũng như người thân khuyên nên ăn trứng vịt lộn. Món ăn này có công dụng giúp tăng trọng lượng, chiều dài của thai nhi và cải thiện sức khỏe cho mẹ. Tuy nhiên, nếu chỉ ăn trứng vịt lộn luộc thì dễ tạo cảm giác “ngán” cho mẹ bầu. Vậy bạn có thể chế biến được món gì từ trứng vịt lộn mà vừa đảm bảo dinh dưỡng lại vừa ngon miệng? Hãy cùng Eva tham khảo một số món ngon từ trứng vịt lộn nhé!



Tác dụng của trứng vịt lộn

Theo Đông y, trứng vịt lộn được coi là một bài thuốc bổ dành cho người suy nhược cơ thể, bị các chứng thiếu máu, còi cọc, đau đầu, chóng mặt,… bởi tác dụng tư âm, dưỡng huyết, tăng cường sức khỏe. Các nghiên cứu cũng chỉ rõ:  trong một quả trứng vịt lộn có 182kcal năng lượng; 13,6g protein; 12,4g lipit; 82mg canxi; 212mg phốtpho; 600mg cholesterol… Ngoài ra, thực phẩm này còn có nhiều betacaroten (435µg), vitamin A (875µg), một số ít sắt, gluxit, vitamin B1 và C… Món ăn sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu trong thai kỳ.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Bà bầu nên ăn gì để giúp con thông minh?

Omega 3 là một loại axit béo đa chưa bão hòa, vô cùng cần thiết cho sự phát triển thể chất và trí tuệ. Đây là 1 trong 4 loại chất béo mà con người cần hấp thu qua thức ăn bởi Omega 3 không được cơ thể tự sản xuất. Đối với phụ nữ mang thai, omega 3 có công dụng vô cùng quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Omega 3 giúp phát triển não bộ, hình thành võng mạc và phát triển hệ thần kinh. Về lâu dài, các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng những bé được cung cấp Omega 3 với liều lượng thích hợp từ trong bụng mẹ có khả năng tập trung cao và thị lực tốt hơn những bé không được bổ sung Omega 3 đầy đủ.

Ngoài ra, Omega 3 còn giúp duy trì một cơ thể khỏe mạnh bởi nó giảm nguy cơ tiền sản giật, giảm trầm cảm sau sinh và giảm thiểu nguy cơ sinh sớm.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Có phải ăn lựu sẽ đẻ con má núm đồng tiền không?

Con có má lúm đồng tiền là mong muốn của nhiều bà mẹ ngay từ khi đang mang bầu. Một số người quan niệm, để con có má lúm đồng tiền thì nên ăn lựu hoặc véo nhẹ vào má bé có má lúm trong thời gian mang bầu. Điều này thực hư thế nào? Để làm rõ quan niệm này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bác sĩ CK1 Nguyễn Thị Song Hà (Nguyên bác sĩ bệnh viện Từ Dũ. Hiện làm việc tại Phòng khám sản phụ khoa Song Hà) về vấn đề trên.


Rất nhiều chị em quan niệm rằng trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu ăn nhiều quả lựu sau này sinh con ra sẽ có má lúm đồng tiền. Xin bác sĩ cho ý kiến về vấn đề này?

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Bà bầu nên ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu tiên?

3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn cơ thể thai phụ sẽ có những biến đổi sinh lý mạnh mẽ để thích nghi với sự hình thành của trẻ. Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm vô cùng quan trọng cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của thai nhi. Vì vậy, chị em nên chú ý tăng cường bổ sung các loại “siêu thực phẩm” dưới đây để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.


Rau bina

Lý do nên ăn: Những loại rau lá xanh thẫm như rau bina là nguồn thực phẩm phong phú lượng vitamin, khoáng chất và protein cần thiết. Ngoài ra, rau bina còn giàu axit folic, sắt giúp phát triển hệ thần kinh của trẻ và chống lại sự mệt mỏi khi mang bầu.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Trứng ngỗng có thực sự giúp thai nhi thông minh không?

Chị Mai Anh (Đông Anh, Hà Nội) chia sẻ từ ngày mới biết tin có tí cấn thai, mẹ chồng đã chạy vạy đủ nơi để tìm mua trứng ngỗng cho chị. Theo bà thì trứng ngỗng rất tốt cho sức khỏe thai phụ và thai nhi. Từ ngày xưa, các cụ đã dạy khi mang bầu là phải ăn trứng ngỗng, ngày xưa khó khăn có được quả trứng ngỗng quý lắm. Bà không mua trứng ngỗng ngoài chợ vì sợ không đảm bảo chất lượng, mà tìm tận nơi nhà nào trong xóm nuôi ngỗng để mua cho con dâu. Chị Anh kể: “Em mới mang bầu 3 tháng mà mẹ chồng đã bắt ăn đến 10 quả trứng ngỗng. Mỗi quả trứng to đến hàng 2-3 lạng khiến em ngán vô cùng nhưng không ăn thì sợ làm phật ý mẹ chồng vì bà đã cất công đi mua cho mình, mà ăn vào thì bụng em ấm ức, khó tiêu lắm. Em cũng nghe nhiều người nói bầu bí ăn trứng ngỗng giúp thai nhi thông minh. Vì vậy dù có khó ăn em vẫn cố.”

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Những loại thuốc cần tránh khi đang mai thai

Bác sĩ thường khuyến cáo chị em khi đang mang bầu không nên tự ý uống thuốc cho dù thuốc đó phổ biến đến đâu vì hầu hết các loại thuốc đều có ảnh hưởng đến thai nhi.


Em năm nay 27 tuổi, đang mang bầu bé đầu tiên được 4 tháng. Khi em bé trong bụng được 3 tháng, em bị đau đầu, ho và sổ mũi. Vì sợ ảnh hưởng đến em bé nên em không dám uống bất kì loại thuốc nào. Nhưng chính vì không uống thuốc nên bệnh rất lâu khỏi và kèm theo cả biểu hiện mệt mỏi và sốt nữa, gần 1 tháng sau bệnh mới khỏi.

Bác sĩ cho em hỏi, trong thời gian mang thai, người phụ nữ không được dùng các loại thuốc nào? Vì em thấy mọi người xung quanh nói là không được dùng bất kì thuốc gì khi mang thai để tránh ảnh hưởng đến em bé nên em rất lo lắng. Mong bác sĩ tư vấn giúp em để em yên tâm hơn.

Em xin cảm ơn! (X. Kim)

Những loại thuốc cần tránh khi đang mai thai

BS. Hoa Hồng tư vấn:

Bạn X. Kim thân mến,

Thời gian mang thai là những tháng người phụ nữ phải chăm sóc sức khỏe của mình hơn hẳn những thời điểm khác, bởi lúc này, sức khỏe của người mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của thai nhi. Theo nguyên tắc, khi đang mang thai, nếu dùng bất kì giả dược nào, sản phụ phải tham khảo qua tư vấn và theo dõi của bác sĩ. Có những loại thuốc mặc dù được quảng cáo là có thể dùng cho phụ nữ có thai nhưng nếu nó không phù hợp với tình trạng sức khỏe, cơ địa của bạn thì bạn cũng không nên dùng.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Làm thế nào để giảm phù chân khi mang thai

Phù chân là hiện tượng khá phổ biến đối với nhiều thai phụ. Tùy theo độ lớn của thai, vị trí thai và cơ địa của sản phụ mà biểu hiện phù nhiều hay ít, sớm hay muộn và nặng hay nhẹ.

Phụ nữ mang thai lần thứ hai trở đi dễ bị phù chân hơn là mang thai lần đầu. Nếu bà mẹ mang thai có bệnh suy tĩnh mạch trước đó, thì tình trạng suy tĩnh mạch trong thai kỳ sẽ trở nên nặng hơn, có thể bị nổi tĩnh mạch ngoằn ngoèo.


Làm thế nào để giảm phù chân khi mang thai?
- Trước tiên, phải đảm bảo cung cấp nguồn đạm cho cơ thể. Mỗi ngày mẹ bầu nên ăn đủ lượng thực phẩm giàu protein chất lượng cao, chẳng hạn như thịt, cá, tôm, trứng, sữa, các thực phẩm động vật và các loại đậu... Thai phụ để phòng tránh thiếu sắt, nên chú ý ăn gan động vật từ 2 – 3 lần/ tuần để bổ sung sắt.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Nguyên nhân gây chứng phù chân ở bà bầu

Bàn chân là nơi thường bị sưng phù nhất? Nguyên do vì chân ở khá xa trái tim, máu từ các động mạch quay trở lại tim cũng mất thời gian lâu nhất, dẫn đến tích tụ chất lỏng ở phần chân quá mức, hệ quả là xuất hiện chứng phù nề.


Theo nghiên cứu của các nhà y học thì có 3 nhóm nguyên nhân chính gây ra chứng phù nề:
- Nhóm những yếu tố làm cản trở máu chảy về tim: Mặc đồ quá chật; Có thai và thai lớn; Chơi các môn thể thao nặng làm gia tăng áp lực trong ổ bụng hay trong lồng ngực như tập tạ, khiêng vác nặng; Ho nhiều và ho lâu trong các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; Táo bón thường xuyên là nguyên nhân thường gặp ở người lớn tuổi; Ngồi lâu hoặc ngồi bắt chéo chân ở nhân viên văn phòng; Dư cân và béo phì.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Sinh mổ nguy cơ tăng hen suyễn cho bé ba năm đầu tiên

Nghiên cứu mới đây khẳng định cho kết quả của những nghiên cứu trước là những trẻ được sanh mổ bị tăng nguy cơ bị suyễn.

Sinh mổ nguy cơ tăng hen suyễn cho bé ba năm đầu tiên

Kết quả có được từ nghiên cứu Đoàn Hệ “Trẻ và Bà Mẹ Na Uy” (MoBa) cho thấy có sự gia tăng nguy cơ phát triển thành bệnh suyễn ở trẻ sanh mổ khi lên ba tuổi. Đặc biệt ở trẻ  không có yếu tố di truyền bệnh suyễn và dị ứng.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Hướng dẫn cách thở và rặn đẻ khi có dấu hiệu chuyển dạ

Chuyển dạ là một quá trình đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ  thai nghén, sau 38 - 40 tuần “mang nặng”, thai phụ bước vào giai đọan “đẻ đau”.  Chuyển dạ là một quá trình bởi vì thời gian chuyển dạ thường kéo dài từ 6 - 12  giờ ở người con rạ và thời gian này kéo dài tăng gấp đôi ở người mới sinh con lần đầu, nghĩa là từ 12 - 24 giờ tính từ khi xuất hiện cơn co tử cung chuyển dạ đầu tiên.


Lúc bắt đầu chuyển dạ thì cơn gò tử cung thường ngắn, kéo dài khoảng 10 đến 15 giây và tần số xuất hiện thường dài như 10 phút có một cơn co. Các cơn co này thường gây đau nhẹ. Sau đó, càng gần đến lúc rặn sanh thì cơn co kéo dài hơn khoảng 15 - 20 giây rồi 20 - 30 giây, và lúc cơn co kéo dài khoảng 30 - 40 giây là lúc em bé sắp ra đời. Sự xuất hiện các cơn co cũng thường xuyên hơn, 10 phút sẽ có 3 cơn co và khi 10 phút có hơn 3 cơn co và sản phụ đau bụng dữ dội là thời điểm rặn đã đến.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Trường hợp nào bà bầu nên sinh mổ?

Đó là câu hỏi của nhiều chị em phụ nữ đang mang thai, thực ra để xác định nên sinh mổ hay sinh thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Sinh mổ được khuyến khích đối với những người có thể trạng yếu, cả mẹ và con đều mắc những bệnh như bệnh tim, ngôi thai không thuận…Lúc này, phương pháp sinh mổ được cho là an toàn hơn cả. Đây là phương pháp có hiệu quả để giải quyết việc khó sinh. Mổ đẻ sử dụng thủ thuật phẫu thuật có tính chính xác cao, dùng chất gây mê để tiến hành.

Trường hợp nào bà bầu nên sinh mổ?

Trong trường hợp thai phụ bị các bệnh như u buồng trứng, u xơ… thì việc mổ đẻ sẽ là tốt nhất để vừa lấy thai nhi ra, vừa có thể cắt bỏ khối u và chữa các bệnh. Cùng với việc tiến hành mổ khi sinh, bạn cũng có thể yêu cầu bác sĩ phẫu thuật triệt sản, tức là phẫu thuật thắt ống vận chuyển noãn.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Nên sinh thường hay sinh mổ?

Đẻ thường hay đẻ mổ? – là câu hỏi luôn thường trực trong ý nghĩ mẹ bầu đặc biệt với những người mang thai giai đoạn cuối. Chị em cần biết rằng việc tuân thủ ý kiến bác sĩ vẫn cần được ưu tiên số một, nhất là với những người gặp bất cứ vấn đề gì bất thường trong thai kỳ như cổ tử cung bé, xương chậu hẹp hoặc nhau tiền đạo… Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh bình thường vẫn chọn đẻ mổ, điều này có nên không? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ưu nhược điểm của từng phương pháp này để có được lựa chọn đúng đắn cho riêng mình các mẹ nhé!

Nên sinh thường hay sinh mổ?

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Bà bầu nên ăn gì để giảm béo khi thèm ngọt?

Nhiễm khuẩn, nấm đường tiết niệu, béo phì... là những mối nguy trước mắt ở bà bầu nghén ngọt. Thay đổi hormone mạnh mẽ trong thời gian mang thai là tác nhân không nhỏ ảnh hưởng khẩu vị của bà bầu, dẫn đến tình trạng nhiều bà bầu thèm ăn các món mặn, món chua, trong khi đó cũng có không ít bà bầu lại chuyển sang “bồ kết” vị ngọt trong thực phẩm, dù lúc son rỗi hầu như không hề yêu thích chè hay bánh kẹo.


Bà bầu nên ăn gì để giảm béo khi thèm ngọt?
Nếu thèm mặn khi bầu bí dễ gây ra tình trạng mệt mỏi, khó ở, giảm bài tiết nước bọt làm niêm mạc miệng yếu nên hay bị viêm họng, phù nề, cao huyết áp bất thường…, thì với bà bầu thèm ngọt, tác hại về sức khỏe cho cả mẹ và bé cũng không nhỏ. Chưa kể, thèm ngọt dễ làm bà bầu nhạt miệng, và vì thế lại càng muốn ăn vặt nhiều đường hơn, kéo theo đó là nguy cơ nạp quá nhiều năng lượng không cần thiết …

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Thực phẩm giúp bà bầu bớt lo âu trước khi sinh

Ăn cá có thể giúp thai phụ giảm bớt lo âu trước khi sinh nở. Theo khảo sát của các nhà khoa học tại ĐH Bristol (Anh) và ĐH Liên bang Rio de Janero (Brazil) được công bố trên tạp chí Plos One cho thấy việc dùng cá có thể giúp thai phụ giảm bớt lo âu trước khi sinh nở.

Ăn cá giúp bà bầu bớt lo âu trước khi sinh

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Bà bầu nên ăn gì để bé thông minh, tinh mắt

Có nhiều loại thực phẩm giàu omega-3 tốt cho não bộ và thị lực của bé mà có khi mẹ bầu không ngờ đến. Cùng với axit folic, omega 3 được xem là dưỡng chất thiết yếu cho sự hình thành và phát triển não bộ, trí thông minh ở bé ngay từ trong bụng mẹ. Đây là 1 nhóm axit béo chưa no, tiền chất tạo nên DHA và EPA, trong đó EPA hỗ trợ phát triển hệ miễn dịch, tim mạch, DHA tốt cho bộ não, mắt và hệ thần kinh trung ương thai nhi. 


Hạt mù tạt
Omega 3 cũng đóng vai trò quan trọng giúp ngăn ngừa chuyển dạ sớm, hạn chế tiền sản giật và tình trạng tăng cân quá mức, bên cạnh vai trò giúp cơ thể sản xuất ra hormone prostaglandin có tác dụng điều hòa huyết áp, giảm chứng máu khó đông … cho thai phụ. Nếu lượng hormone này mất cân bằng thì người mẹ dễ mắc bệnh. Đồng thời, prostaglandin còn giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, tăng cường chức năng nhận thức, ngăn ngừa dị ứng, phát triển thần kinh và thị giác cho thai nhi.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Những thực phẩm bà bầu không nên ăn 3 tháng cuối

Chọn sai món ăn có thể làm tình trạng ợ nóng càng trầm trọng hơn khi bầu bí. Ợ nóng là tình trạng không mấy dễ chịu nhưng lại rất hay gặp ở thai phụ, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ, gây cảm giác nóng rát cho bà bầu ngay sau xương ức, đôi khi có dịch axit trong dạ dày ợ lên miệng. Nguyên nhân là do trong thai kỳ, lượng hormone relaxin tăng cao dẫn đến quá trình tiêu hóa bị chậm lại, làm thức ăn lưu trong dạ dày lâu hơn, khiến cho axit tiết ra nhiều. Đồng thời, thai nhi lớn dần trong bụng mẹ chèn ép lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới, gia tăng khả năng axit bị đẩy ngược lên thực quản.

Những thực phẩm bà bầu không nên ăn 3 tháng cuối
Chứng ợ nóng thường gia tăng vào những tháng cuối thai kỳ, khiến bà bầu dễ bị nhạt miệng, chán ăn ảnh hưởng đến việc cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. Tình trạng này càng tệ hơn nếu mẹ bầu vô tình ăn những thực phẩm có tác dụng tăng tiết dịch axit ở dạ dày hay làm giãn các cơ vòng tại cổ dạ dày đẩy axit trào ngược lại thực quản. Vì vậy, để hạn chế ợ nóng, mẹ bầu cần tránh thưởng thức những món ngon sau đây trong suốt thai kỳ.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Những thực phẩm nhiều dinh dưỡng dành cho bà bầu song thai

Bà bầu song mang thai cần chọn thực phẩm nhiều dinh dưỡng để thai nhi phát triển tốt. Dù các chuyên gia dinh dưỡng Mỹ khuyên phụ nữ mang thai nên tăng lượng calories hấp thụ lên khoảng 600 calo/ ngày, điều này đồng nghĩa với việc chị em sẽ phải tăng nguồn năng lượng gấp đôi so với bà bầu đơn thai, nhưng đừng vì thế mà tạo điều kiện cho mình tha hồ thưởng thức các món ngọt hay kẹo bánh, ngược lại, cần cân nhắc thật kỹ trong việc chọn lựa món ăn giàu dinh dưỡng để cả 2 bé trong bụng bạn đều được phát triển tốt nhất có thể.

Có nhiều “siêu thực phẩm” dành cho bà bầu sinh đôi vì vừa chứa đầy đủ dưỡng chất: protein (đạm) giúp xây dựng tế bào, năng lượng, sắt chống thiếu máu, canxi cho các bé và củng cố xương cho bạn, axit folic đánh bại dị tật bẩm sinh v.v…Không những vậy, đây lại là những món ăn rất thông dụng có thể dễ dàng tìm thấy ở chợ, siêu thị, hơn nữa chúng lại rất ngon miệng với những bà bầu hay ốm nghén.

Những thực phẩm nhiều dinh dưỡng dành cho bà bầu song thai

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Bà bầu nên có chế độ ăn như thế nào để mẹ đẹp, bé khỏe

Mẹ bầu hay phân vân giữa nỗi lo bị béo phì với nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai nếu không ăn nhiều.Tăng cân quá nhiều trong suốt thời gian bầu bí đã trở thành nỗi ám ảnh của không ít chị em thai phụ, bởi ngoài việc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe như dễ dẫn đến nguy cơ bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp mà biến chứng là tiền sản giật cực nguy hiểm, thai nhi quá lớn gây sinh khó …, còn làm cho bà bầu khó lấy lại vóc dáng cũ sau sinh. Do đó, chọn món ăn nào thích hợp để vừa đảm bảo thai nhi phát triển tốt, vừa giúp mẹ giữ dáng vẫn là thách thức lớn.

Bà bầu nên có chế độ ăn như thế nào để mẹ đẹp, bé khỏe

Thật ra, đảm bảo thực đơn đủ chất, khoa học để tăng cân theo chuẩn mà vẫn giúp bé hấp thu tốt chất dinh dưỡng trong thai kỳ không quá khó như chị em vẫn nghĩ. Có những nguyên tắc chọn lựa và sử dụng thực phẩm khá đơn giản và hiệu quả mà mẹ bầu có thể tham khảo như sau:

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS